Tin tức

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhóm các đối tượng trì hoãn tiêm chủng gồm: 

- Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.

- Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù, …

- Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

- Đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng.

- Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Như vậy, với quy định này, bạn thuộc đối tượng trì hoãn tiêm chủng. Bạn cần tuân thủ 5K để giảm nguy cơ mắc Covid-19. Bạn sẽ được sắp xếp tiêm chủng trong thời gian sớm nhất khi có đủ điều kiện.

Ngoài sốt, ho, bệnh nhân Covid-19 có thể có biểu hiện đau đầu, đau họng, rát họng, sổ mũi, một số có thể mất khứu giác, tiêu chảy.

Theo thống kê của Tiểu ban điều trị, Bộ Y tế, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị khoảng 57% chưa có triệu chứng lâm sàng, gần 30% có triệu chứng lâm sàng nhẹ, khoảng 5% biểu hiện lâm sàng ở mức trung bình, còn lại là các trường hợp nặng, nguy kịch.

Thứ ba, 13 Tháng 7 2021 08:34

5 bước F0, F1 tự theo dõi tại nhà

Written by

Người mắc Covid-19 hoặc nghi nhiễm đang cách ly tại nhà cần theo dõi các triệu chứng diễn biến bệnh, ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, đo nồng độ oxy trong máu theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hầu hết trường hợp Covid-19 nhẹ đều có thể tự theo dõi chăm sóc tại nhà, dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Nếu bạn tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19, có các triệu chứng nghi ngờ hoặc nhiễm, thì dưới đây là 5 bước giúp bạn tự theo dõi tại nhà và nhận biết khi nào cần đến bệnh viện.

Bộ Y tế vừa xây dựng Infographic nêu 4 nội dung quan trọng trong Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 toàn quốc năm 2021-2022 - chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử.

 

      Sử dụng Căn cước công dân gắn chip

Đầu năm 2022, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 931/BYT-BH hướng dẫn triển khai thí điểm khám, chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp.

Để thực hiện được điều này, BHXH Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong việc thực hiện đồng bộ dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với dữ liệu quốc gia về dân cư, tích hợp thông tin về bảo hiểm y tế trong dữ liệu về CCCD.

Hiện nay về cơ bản, người dân ở các địa phương đều có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chip thay cho thẻ BHYT để khám chữa bệnh BHYT.

Vì vậy, nếu đã được cấp thẻ CCCD gắn chip, người bệnh chỉ cần mang theo Căn cước và không cần đem thẻ BHYT giấy đi cùng khi đến khám, chữa bệnh mà vẫn được giải quyết hưởng quyền lợi BHYT.

Khi đi khám, chữa bệnh, người bệnh xuất trình CCCD gắn chip cho nhân viên y tế để họ quét mã QR code kiểm tra thông tin và làm thủ tục khám, chữa bệnh theo đúng quy trình.

       Sử dụng ứng dụng VNeID

Ngoài việc cho phép sử dụng CCCD gắn chip thay cho thẻ BHYT giấy, Công văn 931/BYT-BH, Bộ Y tế cũng đề cập đến việc cho phép sử dụng VNeID thay thế cho thẻ BHYT giấy khi người dân đi khám chữa bệnh.

Để được tích hợp thông tin BHYT trên ứng dụng VNeID, người dân phải đăng ký đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc Công an nơi cấp thẻ CCCD. Khi đi, người dân mang theo thẻ CCCD gắn chip và thẻ BHYT để phía công an cập nhật thông tin.

Sau khi đăng ký thành công, người dân có thể sử dụng thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID để thay cho thẻ BHYT giấy để làm thủ tục khám, chữa bệnh BHYT.

Cách sử dụng ứng dụng này như sau:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản VNeID.

Bước 2: Chọn mục “Ví giấy tờ” Chọn “Thẻ BHYT”.

Bước 3: Nhập mã Passcode để xác minh người dùng.

Bước 4: Xuất trình hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID cho nhân viên y tế.

 

 

      Sử dụng ứng dụng VssID

Theo Công văn số 1493/BHXH-CSYT, kể từ ngày 1/6/2021, người bệnh tham gia BHYT trên toàn quốc khi đi khám, chữa bệnh được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID thay thế cho việc sử dụng thẻ giấy.

Các cơ sở khám, chữa bệnh sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code trên hình ảnh thẻ BHYT hoặc nếu không có đầu đọc mã QR thì nhân viên y tế ghi trực tiếp số thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để làm thủ tục khám, chữa bệnh cho người bệnh.

Tất cả người bệnh sở hữu điện thoại smartphone đều có thể dễ dàng tải ứng dụng VssID và đăng ký tài khoản để sử dụng hình ảnh thẻ BHYT và các tiện ích khác mà ứng dụng VssID mang lại.

Sau khi được cơ quan BHXH cấp mật khẩu, người bệnh mở hình ảnh thẻ BHYT nhờ các thao tác sau:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID.

Bước 2: Tại giao diện Quản lý cá nhân chọn “Thẻ BHYT”.

Bước 3: Chọn “Sử dụng thẻ” hoặc “Hình ảnh thẻ”.

Page 7 of 8

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA CẨM PHẢ
Giấy phép số 31/GP-STTTT ngày 15/05/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông
Chịu trách nhiệm chính: Ông Vũ Quang Trung - Giám đốc Bệnh viện
Địa chỉ: Số 371 Đường Trần Phú - Phường Cẩm Thành - Tp. Cẩm Phả - QN
Điện Thoại : 0203 3862245 - Fax : 0203 3862357
Email: [email protected]

Top
Tra cứu kết quả online
Đăng ký khám online