Tin tức

Ngày 23/05/2024, tổ công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả đã trao nốt số tiền 11.930.790 VNĐ do các tổ chức thiện nguyện: CLB Những người bạn thiện nguyện Cẩm Phả, CLB Thiện nguyện Cửa Ông, cùng một số tổ chức, cá nhân ủng hộ bệnh nhân Thào A Công sinh năm 2003 Địa chỉ: Bản Phiềng Cải, xã Phính Sáng, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

Ngày 13/6/2024, Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả tiếp nhận người bệnh là chị Hoàng Thị Tám, sinh năm 1964, chị thuê nhà để tạm trú tại phường Quang Hanh. Bệnh nhân Tám không có giấy tờ tuỳ thân, đang ở một mình. Hoàn cảnh bệnh nhân Tám rất khó khăn: chị không có con cái, gia đình, sống bằng nghề hái chè thuê. Hiện tại chị đang bị nhồi máu cơ tim cấp, cần phải dùng thuốc tiêu sợi huyết và nhiều thuốc khác, Bệnh viện đã cử kíp cấp cứu có kinh nghiệm nhất để cấp cứu, dùng các thuốc tốt nhất cho người bệnh, tuy nhiên chị Tám lại không có bảo hiểm y tế.

Thứ tư, 12 Tháng 6 2024 08:20

CẢNH GIÁC VỚI BỆNH LÝ XOẮN TINH HOÀN

Written by

Ngày 26/5, Các bác sĩ khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa Cẩm Phả TIẾP NHẬN bệnh nhân NAM 6 tuổi nhập viện do sưng đau đột ngột dữ dội vùng bìu bên phải. Qua thăm khám thấy bừu phải sưng, đỏ, đau, siêu âm có dấu hiệu giảm tưới máu tinh hoàn phải, tinh hoàn trái teo nhỏ.

Thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa Cẩm phả nhận được một số phản ánh của người dân trên địa bàn thành phố về tình trạng có các đối tượng giả danh nhân viên Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả gọi điện nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn của các đối tượng là giả danh nhân viên các bệnh viện tuyến trên gọi điện cho người dân, thông báo mời người dân lên Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả khám bệnh và nhận thuốc theo chương trình thiện nguyện, hợp tác. Sau đó, một đối tượng khác tiếp tục đóng giả nhân viên kế toán, gọi điện và yêu cầu người dân chuyển trước một số tiền để nhận đặt cọc thuốc.

Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả KHÔNG gọi điện yêu cầu người dân chuyển tiền, mọi giao dịch thanh toán đều được thực hiện trực tiếp tại quầy thu ngân – tầng 1 khu nhà A bệnh viện. Đồng thời các chương trình thiện nguyện, hợp tác do Bệnh viện tổ chức, phối hợp tổ chức sẽ được thông báo chính thức trên các trang thông tin chính thống. Đề nghị người dân chú ý nâng cao cảnh giác!

 

I . HIV (Human Immunodeficiency Virus) là gì?

HIV là virus tấn công các tế bào của hệ thống miễn dịch và gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (Acquired Immunodeficiency Syndrome), là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV.

HIV lây truyền qua đường quan hệ tình dục, đường máu và từ mẹ sang con (trong thời gian mang thai, khi sinh đẻ và cho con bú). Đa số trẻ em bị nhiễm HIV là do mẹ mang thai nhiễm HIV truyền sang trẻ trước trong và sau khi sinh. Nếu người mẹ mang thai nhiễm HIV mà không có bất cứ can thiệp dự phòng nào thì sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

  1. Đường lây truyền từ mẹ sang con

1.Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền cho con trong 3 giai đoạn:

- Khi người mẹ mang thai, HIV từ mẹ truyền qua nhau thai vào cơ thể thai nhi từ rất sớm, có thể ngay từ tuần thứ 8 của thai kỳ.

- Khi sinh, HIV lây từ dịch và máu của mẹ nhiễm HIV vào cơ thể trẻ.

- Khi cho con bú, HIV có thể lây qua sữa mẹ hoặc các vết nứt, trầy xước ở núm vú mẹ sang cơ thể trẻ.

2. Phụ nữ mang thai nên làm gì để phát hiện bị nhiễm HIV?

Để tầm soát HIV ở phụ nữ mang thai, tất cả thai phụ nên đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt (tốt nhất là trong 3 tháng đầu). Nếu phát hiện bệnh và được uống thuốc theo phác đồ điều trị sớm, bệnh nhân có thể đảm bảo hiệu quả tối ưu trong việc giảm tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con.

2.1 Những việc phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV cần làm để có một thai kỳ khỏe mạnh:

- Đảm bảo sức khỏe tốt trước khi mang thai.

- Nếu người bệnh có HIV dương tính và chưa được điều trị bằng ARV nên đến gặp bác sĩ khoa sản hướng dẫn điều trị giảm khả năng lây nhiễm HIV cho con.

- Nếu đang điều trị ARV, mà có thai người bệnh nên đến gặp bác sĩ sớm để được điều trị thuốc phù hợp thời kì mang thai

- Sau khi sinh, tốt nhất trẻ nên được nuôi bằng sữa ngoài thay thế sữa mẹ để tránh nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ.

2.2 Chăm sóc thai phụ có HIV cần lưu ý

- Để thai phụ dùng riêng một số đồ dùng cá nhân như: khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, dụng cụ nạo lưỡi, bấm móng tay, kim tiêm,...

- Mang găng tay cao su khi chăm sóc vết thương hở cho bà bầu, tránh tiếp xúc trực tiếp.

- Các dụng cụ như khăn, quần áo,... đã dính máu thai phụ cần phải được ngâm nước Javen (0,1 – 0,5%) 30 phút trước khi giặt lại bằng xà phòng. Nếu khăn của thai phụ dính các chất đặc như phân, chất nôn,... thì cần giặt sơ bộ trước khi ngâm Javen, sau đó giặt lại bằng xà phòng.

- Khi bị dính máu, dịch tiết của bà bầu hoặc lỡ bị các vật nhọn của bệnh nhân đâm vào thịt, người chăm sóc cần ngay lập tức rửa tay bằng xà bông và sát trùng lại bằng cồn. Bên cạnh đó, sau khi xử lý tại nhà, người thân của thai phụ có HIV nên liên lạc với trung tâm y tế chuyên khoa để được hướng dẫn phòng bệnh.

Các sản phụ hãy đến Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả để được khám sàng lọc và điều trị chăm sóc mẹ, trẻ sơ sinh sau đẻ theo chương trình lây truyền mẹ con.

 

Page 3 of 8

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA CẨM PHẢ
Giấy phép số 31/GP-STTTT ngày 15/05/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông
Chịu trách nhiệm chính: Ông Vũ Quang Trung - Giám đốc Bệnh viện
Địa chỉ: Số 371 Đường Trần Phú - Phường Cẩm Thành - Tp. Cẩm Phả - QN
Điện Thoại : 0203 3862245 - Fax : 0203 3862357
Email: [email protected]

Top
Tra cứu kết quả online
Đăng ký khám online